Quá trình hình thành và tạo bản mạch PCB/FPCB

Để tạo ra PCB thì cần phải có công đoạn xử lý và hình thành tạo mạch. Bước hình thành mạch được tiến hành như sau: Ép dán lớp cảm quang -> Phơi sáng -> Tráng phim.

1. Chất cảm quang là gì?

Chất cảm quang là vật liệu cảm ứng với ánh sáng, nhớ chất nà mà tầng cảm quang được hình thành.

Chất cảm quang bao gồm dạng khô và dạng nước.

1.1. Chất cảm quang loại khô chính là phim khô cảm quang (Dry Film), được sử dụng nhiều nhất.

  • D/F được hình thành bởi chất cảm quang(photoresist), màng phim Mylar và màng phim bảo vệ(cover).

PHIM KHÔ CẢM QUANG

 

1.2.Chất cảm quang dạng nước

Chất cảm quang dạng nước được gọi là dung dịch cảm quang LPR, là chất cảm quang dạng lỏng được phơi sáng dưới tia UV(tia tử ngoại). Dung dịch cảm quang được dùng để phủ lên tấm panel, làm khô rồi sau đó mới được sử dụng. Bởi vì dung dịch cảm quang có thể tạo ra tầng cảm quang mỏng hơn so với D/F nên thích hợp sử dụng khi cần gia công đường mạch cực nhỏ. Ngoài ra, nếu trên bề mặt có độ lồi lõm thì dung dịch này có thể tạo ra 1 bề mặt đồng đều. Tuy nhiên, dung dịch cảm quang có nhược điểm đó là dễ bị ô nhiễm như bụi,… khó thao tác và khó để phủ đồng đều.

2. Hình thành và tạo lớp cảm quang.

2.1. Ép dán Dry film

Ép dán Dry film lên panel để tạo ra lớp cảm quang.

Các bước để ép dán DFR lên panel:

  • Loại bỏ lớp màng bảo vệ rồi ép dán mặt có chất cảm quang lên panel. Ở bước này, dùng con lăn đã được gia nhiệt để tăng độ bám dính giữa D/F và panel. Màng phim Mylar được giữ lại để bảo vệ chất cảm quang rồi được bỏ ra khi đến bước phơi sáng.
  • Độ nhám trên bề mặt panel (lá đồng) được tạo thông qua bước Soft Etching hoặc xử lý bề mặt như Brush, … Bề mặt nhám này để tạo độ bám dính giữa D/F và panel.

Quá trình ép dán D/F

Quá trình ép dán D/F được diễn ra ở trong môi trường phòng sạch, phải ngăn hoàn toàn việc ô nhiễm do các dị vật như bụi ,…

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bám dính của D/F:

  • Nhiệt độ con lăn ép dán thông thường nhiệt độ được gia nhiệt ở mức 110±10°
  • Tốc độ ép dán.
  • Áp lực ép dán.

2.2. Phủ dung dịch cảm quang.

Dung dịch cảm quang được phủ bằng các cách như screen coating, nhúng, lăn,…

Screen Coating là phương pháp phủ dung dịch cảm quang bằng cách in lụa, phương pháp nhúng được thực hiện bằng cách nhúng panel vào trong dung dịch cảm quang để phủ. Phương pháp lăn là phương pháp phủ bằng cách dùng con lăn xoay tròn phương pháp ED là phương pháp phủ bằng cách mạ dung dịch cảm quang đã được ion hóa, Dung dịch cảm quang cần được làm khô sau khi phủ để sử dụng chứ không được dùng khi còn ướt lúc mới phủ xong, Đây còn gọi là “làm cứng”, như vậy lớp cảm quang được hình thành.

3. Lộ sáng (lộ quang)

Phơi sáng là bước phơi tầng cảm quang dưới ánh sáng.

Có các thiết bị phơi sáng khác nhau như thiết bị phơi sáng sử dụng tia UV và thiết bị LDI (Laser Direct Image)

Master film được thiết kế bao gồm đường mạch,các loại lỗ và pad.

Khi phơi sáng panel sử dụng tấm master film thì những phần có họa tiết sẽ được ánh sáng xuyên thấu còn những phần không có họa tiết sẽ không nhận được tia UV khiến cho tầng cảm quang bị phơi sáng.

Vùng bị phơi sáng trên tầng cảm quang sẽ cứng lại do phản ứng hóa học.

Những yếu tố chính ảnh hưởng trong quá trình lộ quang bao gồm:

  • Năng lượng lộ quang.
  • Độ bám dính giữa master film và panel.
  • Thời gian lộ quang
  • Tính năng của đèn tia tử ngoại.

Achilles là nhà phân phối độc quyền tại VIệt Nam về phim khô cảm quang Riston của Dupont, ngoài ra còn phân phối các mặt hàng phim cách điện, tản nhiệt Polyimide Filmgiấy cách điện Nomex,…

Để được tư vấn về sản phẩm các dòng về phim khô cảm quang , vui lòng liên hệ Ms.Hiền (0934 326 889) hoặc emai: info@achilles.com.vn

 

Call Now Button