Nội dung chính
In Flexo là một trong những kỹ thuật in ấn được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trong ngành công nghiệp in ấn
Bài viết này Achilles sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn In Flexo là gì? Nguyên lý in và Ứng dụng kỹ thuật in Flexo trong in ấn.
In Flexo là gì?
In flexo (còn gọi là flexography) là môt kỹ thuật in nổi các phần tử in (hình ảnh, chữ viết…) trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in đặc biệt là các hình ảnh trên khuân in đều phải ngược chiều trục anilox làm nhiệm vụ cấp mực sau đó qua quá trình ép in mà truyền mực trực tiếp lên vật lệu in.
Kỹ thuật in flexo được sử dụng chủ yếu để in thùng carton, in các loại decal nhãn hàng hóa, các loại màng, in label, sticker, in nhãn mác bao bì, vỏ thùng carton…
Để in Flexo bản cần có Máy in chế bản Cyrel EASY FAST EFX
Cấu tạo máy in flexo cơ bản
Một máy in flexo sẽ có những bộ phận cơ bản như sau:
- Metering Roller – Trục cấp mực: Là một trục tròn có một phần ngập trong máng mực, chúng có tác dụng chuyển mực từ máng sang trục anilox. Hiện nay, nó còn được gọi là trục đo sáng.
- Anilox Roll – Trục anilox: Là một trục kim loại có bề mặt được khắc lồi lõm có nhiều ô nhỏ có tác dụng như các giếng chứa mực. Khi được tiếp mực từ trục cấp mực, các giọt mực sẽ được chứa trong các giếng mực trên trục anilox.
- Doctor Blade – Thanh gạt mực: Để tránh mực thừa bám vào bề mặt trục anilox có thể làm nhòe bản in thì người ta sử dụng thành gạt mực để gạt sạch mực trên bề mặt trục anilox. Thanh gạt mực này được làm từ thép hoặc polyme.
- Plate Cylinder – Trục gắn khuôn in: Làm bằng vật liệu cao su để gắn khuôn in lên trên bề mặt bằng băng keo, từ trường hoặc các chốt khóa chắc chắn.
- Flexographic Printing Plate – Khuôn in được làm bằng nhựa photôplymer. Khuôn in có thể được chế tạo bằng phương pháp quang hóa, CTP hoặc khắc laser. Độ dày, cứng hay mềm của khuôn in phụ thuộc vào vật liệu in.
- Impression Cylinder – Trục ép áp lực được làm bằng vật liệu cao su. Có tác dụng ép bề mặt vật liệu cần in vào trục gắn khuôn in để chuyển mực từ khuôn in sang bề mặt cần in.
- Ink Tray – Khay chứa mực
>>> Xem thêm: Công nghệ Cyrel cho in Flexo
Nguyên lý in flexo
Bản in nổi bằng nhựa photopolymer được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc bằng phương pháp analog. Mực in được cấp cho khuôn in thông qua trục anilox. Trục anilox là một trục kim loại có về mặt chứa hàng ngàn lỗ (giếng mực) được nhúng một phần trong khay mực.
Hạt mực sẽ được chứa trong các giếng mực trên trục anilox. Dể tránh bị dư thừa mực, các nahf sản xuất sử dụng một thanh mực gạt mực đi. Trục anilox tiếp xúc với khuôn in, mực được chuyển từ trục anilox sang khuôn in và khuôn in ép lên bề mặt cần in tạo thành hình ảnh.
Ưu điểm của công nghệ in flexo:
- Trong kỹ thuật in flexo, mực in rất nhanh khô; Điều này giúp cho việc in ấn tốc độ nhanh.
- In được trên nhiều bề mặt vật liệu cứng, mềm, hấp thụ, không hấp thụ.
- Vì mực nhanh khô, in flexo được ứng dụng trong việc in cuộn liên tục. Giúp tăng công suất in ấn.
- In flexo bề mặt đặt theo chiều ngang, cho phép in cả 2 mặt. Và có thể in trên bề mặt nặng hơn: ví dụ như các tấm tôn.
Nhược điểm:
- Điểm ảnh bị quá nhiều, nhòe (Dot gain) do áp lực giữa các trục lô.
- Mực bị lem qua các cạnh bên (Feathering): Do mực bị dư từ trục anilox chuyển sang khuôn in và sang bề mặt giấy.
- Mực in bị đốm hoặc có đường kẻ. Do trục mực cung cấp không đều, hoặc trục mực không nhận được mực đều từ khay mực hoặc mực bị khô
- Mực in tràn hoặc nét in bị to: do mực in bị thừa từ khuôn in
- Mực in truyền kém (Bad ink trasfer): mực có độ bám dính kém hoặc không phù hợp với bề mặt cần in
- Thời gian tạo bản in lâu do đó chỉ phù hợp với in số lượng lớn.
Ứng dụng của flexo trong đời sống hiện nay
Như đã nói ở trên, tuy chất lượng in không cao nhưng bù lại công suất in nhanh, phục vụ nhu cầu lớn phù hợp với những ngành công nghiệp thực phẩm như sản xuất ly giấy in logo, bao bì thùng, sản phẩm, túi nilon… Bên cạnh đó, các loại chất liệu như vải, nhựa đều dễ dàng ứng dụng và cho ra mặt hàng đúng như mong muốn.
Ngoài ra, công nghệ flexo còn có hệ thống bế tự động sau khi quá trình in nên vật liệu khi in là các loại decal thì các phần dư thừa của sản phẩm cũng được bóc rời phần đế dán.
Do đó, bạn có nhu cầu in decal nhãn mác hàng hóa, label, sticker, nhãn mác, tem, màng polymer hay màng bọc thực phẩm thì kỹ thuật in flexo hoàn toàn đáp ứng nhu cầu số lượng lớn.
Các lỗi thường gặp khi in flexo
Do in flexo đã có tuổi đời lâu nên vẫn có nhiều hạn chế. Nhưng xét về hiệu năng, chúng vẫn có nhiều ưu điểm không thể thay thế nên được khách hàng tin dùng.
- Mực in bị bị lem hoặc dính không đều: Do nhiệt độ trục không ổn định (Blocking).
- Mực bị lem qua các cạnh bên (Feathering): mực dư xuất hiện ngoài đường biên hoặc do lem mực, đường mực in ra không được sắc nét.
- Mục in có bọt khí: là lỗi bơm mực khi mực ra không đều.
- Mực in bị đốm hoặc có đường kẻ: do đầu phun cung cấp mực không đều hoặc mực để lâu khô cần clean lại.
- Mực in tràn hoặc các đường mực in to ở nét: do mực bị thừa ở đều phun hoặc do đọng lại không gạt hết sau quá trình in ấn.
- Mực in truyền kém (Bad ink trasfer): mực có độ bám dính kém, có hiện tượng loang lỗ hoặc dễ bay màu trong thời gian ngắn.
- Mực in không sắc nét: do độ bám mực kém hoặc máy bơm mực bị hỏng.
- Lem mực: do mực in ở đợt đầu chưa kịp khô và chồng lên lớp thứ 2 nên dẫn ra tình trạng lem mực hoặc có thể do bạn điều chỉnh lực phun mực quá mạnh.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này Achilles hy vọng bạn đã nắm rõ In Flexo là gì? cũng như nguyên lý hoạt động của công nghệ in flexo. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây giúp ích cho bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!